Chiến dịch marketing muốn thành công thì phải biết được Insight khách hàng. Insight khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì thế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng và liên tục nắm bắt được xu hướng tiêu dùng. Qua đó điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp với customer insight. Vậy chính xác thì mục tiêu của Customer insight là gì? Làm thế nào để có được Customer insight đúng? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn từng cách xác định Insight khách hàng như thế nào cho hiệu quả.
1. Customer Insight là gì?
Insight khách hàng được định nghĩa là hành động diễn giải hành vi, xu hướng khách hàng dựa trên những dữ liệu đã thu thập được từ họ. Từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra được các chiến lược quảng cáo, sản xuất cụ thể nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu bán hàng để doanh nghiệp và khách hàng đều có lợi.
2. Tại sao doanh nghiệp cần nghiên cứu Insight?
- Tăng lợi thế cạnh tranh & giành quyền ưu tiên
Việc nghiên cứu Insight khách hàng sẽ giúp công ty dễ dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai và từ đó có được thêm nhiều lợi thế đáng kể. Dù doanh nghiệp có đang đứng đầu trên một lĩnh vực thị trường nào đó thì việc tìm hiểu cách mà khách hàng đánh giá về sản phẩm / dịch vụ của mình có thể giúp doanh nghiệp khám phá ra được những mong muốn của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ và với cả chính doanh nghiệp, tìm ra được cả nguyên nhân tại sao khách hàng lại không chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình, từ đó, có những chỉnh sửa phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách.
- Insight giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Insight giúp doanh nghiệp khám phá trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, từ giai đoạn bắt đầu tìm hiểu, khách hàng tiếp cận, cho đến giai đoạn sau bán hàng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ kết luận được ở giai đoạn nào đang thực hiện các chiến lược tốt, giai đoạn nào có tác động xấu tới trải nghiệm mua sắm và sử dụng sản phẩm của khách hàng.
- Triển khai chiến lược marketing tập trung vào tệp khách hàng mục tiêu
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang dần tập chung hơn vào tệp đối tượng khách hàng riêng biệt trong phân đoạn thị trường nhỏ chứ không cạnh tranh để cố gắng chiếm được thị phần trong thị trường lớn mà sẽ đi theo hướng kinh doanh theo nhu cầu của thị trường, việc này sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn, và ít phải chịu sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ hơn so với các tiếp cận các thị trường lớn.
Đó là lý do vì sao insight có thể giúp doanh nghiệp triển khai marketing tới đối tượng khách hàng mục tiêu, vì insight sẽ đi sâu vào tìm hiểu những đặc trưng của khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển, tương tác với khách hàng dễ dàng hơn. Insight trở thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng được thị phần trong thị trường đầy biến động.
3. Các phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng
- Sử dụng phương thức phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp sẽ tìm ra mong muốn của khách hàng một cách khách quan nhất và sẽ biết được tại sao họ chuộng sản phẩm này hoặc tại sao họ không chọn sản phẩm của doanh nghiệp mình, xây dựng được chân dung khách hàng dựa vào số liệu cụ thể, ngoài ra còn có thể thu tập được số lượng thông tin cá nhân của họ như tên, số điện thoại và địa chỉ của họ,… Từ đó, sẽ định hướng, phát triển được sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai và đưa ra những cải thiện đúng đắn, rõ ràng nhất. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng dành thời gian để trao đổi, phỏng vấn, nhất là đối với những khách hàng bận rộn.
- Khảo sát trả tiền trực tuyến
Các doanh nghiệp sẵn sàng trả một khoản tiền cho người tham gia khảo sát để thu thập được Insight, bằng hình thức tham gia khảo sát trực tuyến kiếm tiền – đây là một cách kiếm tiền online phổ biến hiện nay. Các trang khảo sát như InfoQ, BeanSurvey, Di survey,…của các công ty về các lĩnh vực cụ thể. Với mỗi lần tham gia, người khảo sát sẽ nhận được số điểm từ 9-12 điểm, khi tích đủ số lượng điểm, khách hàng có thể quy đổi ra tiền mặt. Đây là cách xác định Insight khách hàng dễ dàng nhất, cách thu thập các thông tin này có thể sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Ngoài những mặt tích cực như doanh nghiệp sẽ thu thập được số data khách hàng, số liệu khách hàng sử dụng sản phẩm nào, thái độ hài lòng hay không hài lòng với sản phẩm,… thì có một nhược điểm là cách này thường không giữ được người tham gia ổn định hoặc rời rạc vì khá lâu khách hàng mới có thể quy đổi ra được tiền.
- Quan sát
Tập trung quan sát cách khách hàng tiếp cận, cân nhắc, và quyết định mua sản phẩm sẽ giúp bạn hiểu tư duy mua sắm của họ. Nhưng hãy nhớ luôn luôn có những tác động bên ngoài tác động vào chính những quyết định của họ, có thể họ đã lên một danh sách sẵn những thứ cần mua, tuy nhiên, khi đến cửa hàng, siêu thị,…họ nhìn thấy sản phẩm này có vẻ ngoài bắt mắt hoặc họ thấy công dụng của sản phẩm hữu ích thì họ sẵn sàng thay đổi quyết định không mua những sản phẩm quen thuộc với họ nữa.
Cho dù bạn đang kinh doanh online, làm kinh doanh lớn hay nhỏ thì chắc chắn rằng bạn cần phải quan sát các hành động của khách hàng. Khách hàng họ không chỉ đơn giản quyết định mua hoặc sẽ phải hỏi người bán, họ sẽ tìm kiếm thêm những thông tin về sản phẩm, so sánh giá hay tìm các đại lý phân phối khác nhau để đưa ra các quyết định chọn mua. Quan sát quá trình mua bán của khách hàng sẽ giúp bạn nắm bắt được luồng suy nghĩ và tìm ra được những Insight khách hàng, nhu cầu mua sắm của họ, họ cần gì và bạn cần gì.
- Giới thiệu sản phẩm tại sự kiện, hội chợ
Ở trong một buổi sự kiện bán hàng, bạn nên đặt một gian hàng ngay tại sự kiện đó. Việc này sẽ giúp bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về cách khách hàng tiếp xúc, thái độ như thế nào với thương hiệu của đối thủ. Họ đã tốt và chưa tốt ở điểm gì, họ đang thiếu gì, liệu mình có thể làm tốt hơn được không?
Ngoài ra, phương pháp này sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu được tâm lý khách hàng chọn lựa sản phẩm như thế nào khi có nhiều sự lựa chọn khác nhau từ các thương hiệu cung cấp một loại tương tự nhau.
- Nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu về tập khách hàng của đối thủ cũng sẽ cung cấp cho bạn những góc nhìn khác nhau về tệp khách hàng mục tiêu và tìm kiếm insight khách hàng dễ dàng hơn. Hiểu và biết ưu điểm, nhược điểm của đối thủ sẽ là những thông tin vô cùng giá trị giúp bạn tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
Các cách trên đây chủ yếu là dùng để thu thập các thông tin, tuy nhiên, mục đích cuối cùng là thấu hiểu khách hàng mục tiêu vẫn là điều quan trọng nhất. Tìm kiếm insight khách hàng, sẽ giúp bạn hiểu được cách khách hàng nhìn mọi thứ liên quan tới sản phẩm, tâm lý mua hàng và xu hướng mua sắm của họ. Từ đó nghiên cứu, phát triển sản phẩm phù hợp hơn với khách hàng.
Thiện Mỹ