Bài học tỷ đô của Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup. Ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam. Vậy thành công của vị tỷ phú này đến từ đâu? Theo dõi ngay bài học thành công của vị tỷ phú này và đúc kết lại kinh nghiệm cho chính mình nhé.

1. Làm việc phải làm theo quy trình, phân nhóm làm việc và có rà soát chặt chẽ trong mọi quá trình.

Mỗi doanh nghiệp đều phải có một quy trình làm việc cụ thể, rõ ràng. Mọi nhân viên đều nhận sự phân công làm việc từ cấp trên, phải đúng người đúng việc. Mọi quy trình đều phải có số liệu cụ thể, minh bạch và rõ ràng. Điều này giúp rất nhiều trong việc quản trị, người quản lý sẽ rà soát số liệu, đánh giá được kết quả làm việc của từng nhân viên tốt hơn. Nhân viên được làm đúng năng lực, thực lực của mình.  Sau cùng điều này giúp người chủ thưởng phạt nhân viên công minh, tránh sự thiên vị trong công việc.

2. Thành công chưa phải vạch đích và cũng không có đích.

Kết quả hình ảnh cho phạm nhật vượng

Tôi chưa bao giờ xem Vingroup lên “đỉnh” nên sẽ không bao giờ có việc thịnh và suy
                                 - Phạm Nhật Vượng

Luôn đặt mục tiêu cho mình. Đừng bao giờ làm “Ếch ngồi đáy giếng”. Tại Việt Nam, Vingroup có thể là tập đoàn hàng đầu về kinh tế, nhưng so kè với thế giơi, Vingroup chưa nói lên được điều gì cả. Vậy nên, hãy không ngừng vươn xa, vươn cao hơn để chinh phục mọi đấu trường quốc tế. Sự thực là như thế, năm 2019, Vingroup tung ra VinFast và VSmart – Dòng điện thoại và xe hơi Made in VietNam. Theo thống kê doanh thu của Vìgroup, khoảng nửa đầu 2019, hoạt động sản xuất thu hơn 2.400 tỷ đồng cho Vingroup và chiếm 4% tỷ trọng doanh thu của tập đoàn này. Phạm Nhật Vượng đã chứng minh rõ rằng: Kinh doanh không bao giờ có đỉnh.

3. Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì luôn phải giữ tinh thần startup, đừng bao giờ vội vàng hưởng thụ.

Kết quả hình ảnh cho phạm nhật vượng

Kinh doanh thì phải luôn có tinh thần học hỏi, mỗi bước đi đều phải cố gắng. Nếu không cố gắng và nỗ lực, nếu không bỏ công sức và không còn sự nhiệt huyết như lúc đầu, chắc chắn sẽ lụi bại. Mọi bước tiến đều phải vững vàng thì mới theo kịp tốc độ phát triển của thị trường.

Ông cho rằng, mọi suy nghĩ làm đủ và chỉ cần hưởng thụ sẽ khiến con người lười biếng và dần thụt lùi lại phía sau. Hãy coi hưởng thụ là sự xa xỉ nhất.

4. Nhanh không thể hiện chất lượng, đó chỉ là lý do cho sự yếu kém của bản thân.

Một ví dụ điển hình ở Tập đoàn Vingroup do Phạm Nhật Vượng chia sẻ khi khởi công xây dựng hai dự án cùng một thời điểm. Tuy nhiên, một bên nhân lực có sự làm việc nghiêm túc ngay từ ban đầu nên công trình hoàn thành sớm hơn dự kiến và đạt chuẩn chất lượng . Bên còn lại quản lý dự án thiếu sự tích cực trong những ngày đầu và cố gắng gấp rút chạy đua vào những ngày gần cuối, kết quả là tiến độ bên thứ hai chậm hơn rất nhiều so với bên thứ nhất. Đồng thời khi nghiệm thu lỗi kỹ thuật ở bên thứ hai cũng nhiều hơn. Điều này chứng tỏ, không phải nhanh là đạt chất lượng, không phải nhanh là tốt, đó là sự thiếu năng lực.

5. Mọi nhân viên đều nên học hỏi từ lãnh đạo đi trước. Cấp trên phải luôn dẫn dắt cấp dưới. 

Kết quả hình ảnh cho phạm nhật vượng

Phạm Nhật Vượng đã xây dựng cho Vingroup một quy trình rõ ràng và luôn đặt ra những chỉ tiêu cụ thể. Từ cấp lãnh đạo xuống cấp nhân viên, mọi vị trí đều có chỉ tiêu riêng. Ông  tạo một lộ trình thăng tiến rõ ràng ngay từ đầu, kích thích sự ham học hỏi, cống hiến cho công việc. Cấp trên phải hỗ trợ, theo sát nhân viên của mình, khuyến khích mọi nhân viên nỗ lực trong công việc. Chính vì lẽ đó, tập đoàn Vingroup luôn đứng đầu trong chất lượng nhân sự và trở thành tập đoàn mọi người muốn vào làm nhất.

6. Làm việc thì làm theo đam mê, nên học hỏi chính đối thủ của mình. 

Kết quả hình ảnh cho phạm nhật vượng

Một câu hỏi mà mọi người luôn hỏi Phạm Nhật Vượng trong những buổi diễn thuyết, buổi thảo luận, đó là “làm thế nào mà họ có thể thành công trong nhiều lĩnh vực như ông, từ các lĩnh vực khác nhau và chẳng hề có sự liên hệ nào như bất động sản, kinh doanh bán lẻ siêu thị, y tế, giáo dục cho đến chế tạo xe,…”.

Ông Phạm Nhật Vượng đã chia sẻ một cách thẳng thắng: Tôi luôn đam mê, nghiêm túc với những gì tôi làm. Với những lĩnh vực như y tế, giáo dục dù tôi chưa từng có kinh nghiệm nhưng tôi có thể học hỏi. Tôi liên tục học hỏi từ bạn bè và quan sát đối thủ đã làm gì để rút kinh nghiệm cho bản thân”.

7. Thưởng phạt phân minh.

Ở Vingroup luôn tồn tại một quy định đặc biệt. Cá nhân mắc lỗi hoặc không đạt chỉ tiêu công việc sẽ không bị phạt, theo ông, việc phạt nhân viên chính là tạo áp lực cho họ và không cần thiết, thay vì phạt lớn, công ty sẽ cắt đi những phúc lợi của họ, đánh thẳng vào tâm lý của họ, khiến học tự giác và nỗ lực hơn, ép buộc không bao giờ là hiệu quả trong cách quản lý nhân viên. Đồng thời, khi nhân viên đạt thành tích cao thì sẽ được thưởng những khoản đặc biệt, làm như vậy sẽ nâng tinh thần làm việc và kích thích sự cố gắng hơn.

8. Biến lợi thế của mình thành thứ mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ.

Mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều có thế mạnh riêng của mình, không việc gì phải thu mình nhỏ bé trước đối thủ mạnh hơn. Biết rõ thế mạnh của mình và của chính đối thủ. Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng.

9. Nghe khách hàng nói, nghe khách hàng chê

Đây chính là nguyên tắc tâm đắc nhất của ông Vượng.

       “Tôi luôn lắng nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem họ như Thầy 
                   để ra sản phẩm phục vụ khách hàng”.

Lắng nghe khách hàng là yếu tố thiết yếu của mỗi người làm kinh doanh. Biết khách hàng đánh giá ra sao về sản phẩm thì mới làm ra được sản phẩm tốt, làm ra được sản phẩm có ích với khách hàng chính là có ích với doanh nghiệp của mình.

10. Công việc không phải lúc nào cũng nên tư duy phức tạp

Một ví dụ điển hình về một số vấn đề mà Phạm Nhật Vượng gặp phải trong việc kinh doanh khách sạn – chi nhánh Vinpearl. Vào mùa cao điểm, số khách du lịch tăng đột biến. Nguồn nhân lực thiếu, cấp dưới xoay vòng và không tìm ra hướng giải quyết. Cho đến một tuần sau, ông nhận được tin và xử lý gọn bằng cách tận dụng những nguồn nhân lực có sẵn bao gồm cả lao công và bảo vệ. Ông đào tạo họ những công việc không thuộc chuyên môn của họ, bù vào những vị trí còn thiếu. Theo như một chia sẻ của ông, ông về lâu dài phá đi thiết kế hiện tại, mở rộng không gian kiến trức để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của người Việt. Ông chốt hạ nguyên tắc của mình rất đơn giản: lấy sẵn bù thiếu, tận dụng mọi nguồn lực mình đang và sẵn có.

Kết

Phạm Nhật Vượng sở hữu đầy đủ mọi tố chất của một vị lãnh đạo thừa tài năng, đủ can đảm, suy đoán sắc bén, dám mạo hiểm, dám thử thách cái mới, kèm theo một ý chí mạnh mẽ và quyết tâm thành công.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp độc giả hiểu được phần nào bí kíp thành công của vị tỷ phú tài năng này và có thêm nhiều bài học quý giá về quản trị kinh doanh. Đừng quên theo dõi Blog Mepuzz để đọc thêm nhiều chia sẻ hữu ích nữa nhé. 

Thiện Mỹ